Chương trình đào tạo đáp ứng khả năng học tập nâng cao của sinh viên theo định hướng “Linh hoạt – Thực tiễn – Hiện đại” được thiết kế không chỉ bao quát các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm, dựa vào tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam; được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; tăng cường đào tạo quy trình, kỹ năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác là những điểm sẽ đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất tại các tập đoàn và các doanh nghiệp hàng đầu đang kinh doanh trên thị trường.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đi thực tế tại Khách sạn Sheraton Hà Nội

Chương trình có tổng số 121 tín chỉ, chưa kể các học phần tiếng Anh (10 TC), giáo dục thể chất (3 TC) và Giáo dục quốc phòng (8 TC) với trên 50 học phần bắt buộc và tự chọn. Các học phần đều cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết và bám sát với thực tiễn, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc tự sớm. Ngoài các kiến thức đại cương (28 tín chỉ), kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (93 tín chỉ) bao gồm:

          + Cơ sở ngành: 32 tín chỉ.

+ Ngành: 32 tín chỉ; trong đó các học phần bắt buộc là 26 tín chỉ, các học phần tự chọn là 06 tín chỉ.

+ Chuyên ngành (Quản trị Khách sạn/Quản trị lữ hành): 17 tín chỉ.

+ Thực tập tốt nghiệp và khóa luận (chuyên đề tốt nghiệp): 11 tín chỉ.

Tỷ lệ thời lượng thực hành, thực tập trên tổng thời lượng của chương trình đào tạo là 50%.

Chương trình được tổ chức giảng dạy trong khoảng 3.5 – 6 năm theo định hướng tín chỉ từ học phần cơ sở đến học phần chuyên ngành và học phần tự chọn chuyên sâu để sinh viên được lựa chọn học phần theo sở thích và điểm mạnh/lợi thế của bản thân.

Sinh viên được học với những giảng viên giàu kinh nghiệm, trong đó có nhiều giảng viên là các tiến sỹ, giáo sư, chuyên gia đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực du lịch, quản trị khách sạn và quản trị lữ hành.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong buổi chia sẻ về định hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm, những kỹ năng cần có đối với ngành

Hệ sinh thái học tập năng động, hiện đại, giàu kết nối, giảm áp lực thi cử bằng các phương thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong kỳ thi thực hành kết thúc học phần Nghiệp vụ khách sạn 2

Học viện thường xuyên tổ chức thực tập, thực tế tại doanh nghiệp. Tại đây sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án và được trả lương. Đó là giai đoạn On-the-Job-Training (OJT), đặc thù của Học viện.

Sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đi thực tập tại các khách sạn, doanh nghiệp, …

Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm cho mọi hoạt động đổi mới trong đào tạo. Tiên phong áp dụng mô hình OJT tại doanh nghiệp, ngay từ năm thứ hai, 100% sinh viên bắt buộc phải trải qua giai đoạn thực tập vài tháng tại các doanh nghiệp. Dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Học viện và các công ty đối tác gồm Mạng lưới du lịch, khách sạn Việt Nam (ILT); Công ty cổ phần Vinpearl; Công ty Cổ phần đào tạo, dịch vụ miền Bắc (DADICO); Trung tâm Đào tạo Dịch vụ Du lịch – Đại học Quốc tế Bắc Hà (CTST); Trung tâm Phụ nữ và phát triển (CWD); … sinh viên sẽ được tham gia vào các dự án, các sự kiện, các hoạt động để cọ xát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo với các đối tác của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Mỗi sinh viên ngành học còn được trao cơ hội thành thạo ngoại ngữ, hoàn thiện về kỹ năng mềm, kỹ năng viết CV hiệu quả, bí quyết để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn, cách xây dựng thương hiệu cá nhân, bí quyết đàm phán lương với nhà tuyển dụng…; được hỗ trợ tối đa về việc làm và kết nối cộng đồng cựu sinh viên thông qua phòng thực hành kinh doanh, câu lạc bộ vườn ươm doanh nhân, mạng lưới doanh nhân WVA, bộ phận hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp WEHUB, CLB Du lịch VWA,…