Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ Bộ Bình đẳng giới & Gia đình Hàn Quốc, Đại sứ quán Hàn quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh, KOCUN, các giáo sư, tiến sỹ một số Trường đại học của Hàn Quốc, TW Hội LHPN Việt Nam và một số Hội LHPN các tỉnh phía bắc, Bộ Tư Pháp, đại diện một số tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Hội thảo nhằm nhìn lại sự biến đổi của xã hội và lịch sử kết hôn quốc tế Hàn – Việt trong 10 năm qua, đồng thời chuẩn bị những phương án hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển của gia đình đa văn hóa nhằm lành mạnh hôn nhân quốc tế, xem xét lại những thay đổi của chính sách trong thời gian qua, phân tích tầm quan trọng của chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho con em gia đình đa văn hóa trên cơ sở đó đưa ra những chính sách cải cách chương trình giáo dục định hướng giành cho phụ nữ di trú kết hôn – một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì quan hệ đối tác mang tình chiến lược của hai quốc gia.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Jun DaeJoo – Đại sứ Hàn quốc tại Việt Nam đã nhấn mạnh: Mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa từ khi hai nước đặt quan hệ ngoại giao năm 1992, mà đang có sự giao lưu về mặt con người thông qua kết hôn quốc tế. Trong số 240.000 phụ nữ kết hôn đang sinh sống ở Hàn quốc thì có 55.700 phụ nữ Việt Nam chiếm 23%. Đặc biệt trong 204.000 đứa trẻ sinh ra trong gia đình đa văn hóa thì có 54.700 đứa trẻ có mẹ là người Việt Nam chiếm 27% là tỷ lệ cao nhất so với các nước khác. Hơn nữa còn có nhiều người Hàn Quốc đang sinh sống tại Việt Nam và có 2.000 gia đình đa văn hóa Hàn – Việt sống ở Việt Nam. Do vậy, gia đình đa văn hóa Hàn – Việt và thế hệ con cái là cầu nối quan trọng trong mối quan hệ của hai nước và cũng là nguồn nhân lực quý báu thúc đẩy sự phát triển trong tương lai của hai nước.
Bà Trần Thị Hương – Phó chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cũng khẳng định: Hội LHPN Việt Nam không chỉ quan tâm đến phụ nữ trong nước mà cả phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có chị em di cư theo diện kết hôn. Hội đã có các hoạt động tư vấn trước khi kết hôn, định hướng, giới thiệu kiến thức cơ bản khi ra nước ngoài sinh sống, hỗ trợ hoàn thiện thủ tục kết hôn; phối hợp với Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để hướng dẫn, giúp đỡ cô dâu Việt Nam có cuộc sống ổn định, hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nhân phảm của phụ nữ Việt Nam. Bà Phó Chủ tịch cũng thông tin về việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 24/2013/NĐ – CP, ngày 28/3/2013 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó giao trách nhiệm cho Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Hội cũng đã ký Văn bản ghi nhớ với Bộ Bình đẳng giới & Gia đình Hàn quốc về “hợp tác xây dựng các hoạt động hôn nhân quốc tế lành mạnh và nângcao quyền năng của phụ nữ”, hai bên cũng đã phối hợp tổ chức Chương trình giáo dục định hướng tại Cần Thơ cho các cô dâu Việt Nam trước khi xuất xuất cảnh sang định cư tại Hàn quốc. Đặc biệt cuối tháng 8/2014, Hội LHPN Việt Nam ở Hàn Quốc đã được thành lập là điều kiện rất thuận lợi để nắm bắt thông tin về đời sống, tâm tư nguyện vọng và hỗ trợ kịp thời cho phụ nữ Việt nam sinh sống ở Hàn Quốc.
Nội dung Hội thảo tập trung vào hai phần về trình hình hôn nhân quốc tế và kết quả chương trình giáo dục định hướng; Phương hướng thúc đẩy chính sách gia đình đa văn hóa Hàn – Việt trong tương lai.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã nghe trình bày 6 tham luận và thảo luận để làm rõ về tình tình hiện tại và vấn đề cần giải quyết về nhân quyền của phụ nữ di cư theo diện kết hôn ở Việt Nam; Đốisách phòng chống thiệt hại khi kết hôn quốc tếdo thông qua môi giới bất hợp pháp; Chính sách hai nước Hàn – Việt nhằm ngăn chặn thiệt hại do hôn nhân giải; Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm lành mạnh hóahôn nhân quốc tế và phương hướng chính sách trong tương lai; kết quả của chương trình giáo dục định hướng dành cho phụ nữ di trú kết hôn; thành quả của việc ứng dụng chế độ kiểm tra năng lực tiếng hàn và phương án cải tiến.
6 tham luận khác được trình bày tại hội thảo về Chính sách phát triển gia đình đa văn hóa và giáo dục định hướng nhìn từ trường hợp hỗ trợ phụ nữ di trú kết hôn; phương án cải thiện chế độ hỗ trợ thông qua việc so sánh tình trạng thực tếcủa phụ nữu di cư theo diện kết hôn Hàn – Việt với đối tượng kết hôn quốc tế khác tại Việt Nam; Trình tự thủ tục kết hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; Trao đổi một số vấn đề về tình hình trở lại quốc tịch Việt Nam của công dân Hàn quốc; Những khó khăn trong việc ổn định cư trú của gia đìnhHàn – Việt và phương án hỗ trợ; Tình hình giáo dục song ngữ cho con gia đình đa văn hóa hàn – Việt và phương hướng phát triển.
Tham dư Hội thảo, đại diện Hội LHPN Việt Nam đã trình bày về Giải pháp của Hội LHPN Việt Nam góp phần giải quyết thực trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, trong đó nêu rõ 7 giải pháp hiện nay Hội đang thực hiện: Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về luật pháp, chính sách, kiến thức có liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tư vấn giúp cho phụ nữ trước khi lấy chồng nước ngoài hiểu rõ về “5 biết”: Biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; biết tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình đối tượng sẽ kết hôn; hiểu biết pháp luật hôn nhân gia đình; biết về thực trạng những cuộc hôn nhân nước ngoài thành công và thất bại của những chị em đi trước, từ đó xây dựng hôn nhân trên nèn tảng có tình yêu, sự hiểu biết và thông cảm, chia sẻ; xây dựng tài liệu giáo ducj định hướng cho các cô dâu Việt lấy chồng nước ngoài về giữ gìn phẩm chất đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, kỹ năng sống, quan hệ giao tiếp, ứng xử…; nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động của các Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn tại các Trung tâm; Đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để chị em có thu nhập, ổn định cuộc sống; Tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng để ngăn ngừa tình trạng môi giới bất hợp pháp, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Hội thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc và những đề xuất để cải tiến, có những chính sách phù hợp giải quyết vấn đề hôn nhân Hàn – Việt, ngăn ngừa được những sự việc phát sinh đau lòng, đáng tiếc xảy ra trong hôn nhân, ly hôn, xây dựng gia đình đa văn hóa Hàn – Việt lành mạnh, an toàn.
Nguồn: http://hoilhpn.org.vn/